1/ Thực trạng chung
Trong khi mạng xã hội được xem là phương tiện giao tiếp rất tốt với mọi người thì nó cũng trở thành đích ngắm với tội phạm mạng. Hãng Symantec đã quan sát được làn sóng đe dọa trực tuyến ngày càng tăng lợi dụng mạng xã hội để đánh cắp thông tin sử dụng cho mục đích kiếm tiền. Những đe dọa này ngày càng phức tạp hơn, khó phát hiện hơn và thường nhắm vào lối sống “kết mạng trực tuyến” của mọi người.
Các trang mạng xã hội có 2 yếu tố khiến chúng trở thành đích ngắm lý tưởng cho hoạt động tội phạm trực tuyến, đó là số lượng người dùng khổng lồ và mức tin cậy lẫn nhau rất cao. Giới tội phạm mạng thường lợi dụng và khai thác những môi trường tin cậy như vậy để đánh cắp thông tin bí mật dùng cho mục đích kiếm tiền. Tội phạm mạng cũng thường sử dụng thông điệp hoặc lỗ hổng trong các ứng dụng bên thứ ba để lừa người dùng tiết lộ thông tin cá nhân. Một số đe dọa thông qua ứng dụng bên thứ ba thường là cookies theo dõi, virus và chương trình phần mềm giả mạo. Do các đường link này có vẻ như được đăng tải từ một nguồn an toàn, nên các vụ tấn công thường diễn ra rất thành công.
Mọi người thường giấu thân phận của mình trên mạng xã hội. Theo bản báo cáo về tội phạm mạng của Norton - Norton Cybercrime Report: The Human Impact, hơn một nửa người dùng trên mạng xã hội toàn cầu khai man về thông tin bản thân. Trong khi đó, cứ 3 người thì lại có một người giả mạo danh tính trên mạng. Trung bình cứ 3 giây thì lại có một vụ đánh cắp danh tính trên mạng, giới tội phạm mạng có thể dễ dàng tạo ra các tài khoản mạo danh cho mục đích lừa đảo. Chẳng hạn như trước vòng chung kết bóng đá FIFA World Cup diễn ra, một kẻ đã mạo danh là “David Beckham” để tiếp cận nhiều người dùng cả tin trên mạng xã hội. Nhưng hóa ra đó chỉ là một người bán lẻ Trung Quốc muốn tăng theo doanh thu bán hàng nên đã làm như vậy.
Hiện đang có rất nhiều trang web cung cấp công cụ gian lận (cheat tool) cho các “game xã hội”. Thường thì mục đích cuối cùng của những công cụ này là đánh cắp mật khẩu người chơi và thông tin cá nhân của họ. Một số chương trình còn cho phép truy xuất tới toàn bộ thông tin trong tài khoản người dùng, hay thậm chí là cập nhật thông tin trên trang cá nhân bạn bè mà chủ nhân của chúng không hề biết tới!
Nghiêm trọng hơn, do người dùng tiết lộ các thông tin riêng tư quan trọng trên các trang web này nên kẻ tội phạm có thể lợi dụng các kỹ thuật lừa đảo xã hội để tiếp cận họ một cách sâu rộng hơn. Ví dụ như sâu khá phổ biến là Koobface đã lợi dụng các trang mạng xã hội và sử dụng kỹ thuật tối ưu công cụ tìm kiếm để lừa nạn nhân truy cập vào các trang web độc hại. Ngoài ra, gần đây cũng xảy ra vụ tấn công liên quan tới khảo sát ý kiến người dùng giả mạo trên mạng xã hội để lấy quà tặng. Tuy nhiên, sau khi kết thúc khảo sát, người dùng lại bị chuyển hướng truy cập tới một trang web yêu cầu phải khai báo thông tin cá nhân thì mới nhận được quà.
Ngoài ra, tội phạm mạng còn sử dụng cả các trang mạng xã hội có đường link dẫn tới nội dung tải nội dung giả mạo yêu cầu người dùng phải nhập thông tin cá nhân. Một trang web lừa đảo gần đây đã giả mạo một trang mạng xã hội thông dụng có gắn logo World Cup và một số tác phẩm nghệ thuật để lừa người dùng có vé vào xem giải ICC Cricket World Cup 2011. Trang web lừa đảo này cho biết người dùng có thể lấy được vé vào xem trận đấu nếu điền các thông tin đăng nhập của họ vào. (Theo VTV)
2/ Một số lưu ý khi tham gia mạng xã hội
· Bảo mật thông tin cá nhân trên mạng: không tiết lộ số điện thoại, địa chỉ thực tế…Đặt chế độ cá nhân hoặc chỉ bạn bè thân thiết và tin cậy mới có thể xem để tránh trường hợp kẻ xấu có thể lợi dụng những thông tin đó uy hiếp, đe dọa bạn. Luôn giữ bí mật mật khẩu của bạn, tuyệt đối không chia sẻ cho ai khác
· Tạo dựng uy tín bản thân trên mạng:
Ø Xin phép bạn bè mình trước khi đăng tải những bức ảnh và các câu chuyện của họ
Ø Tôn trọng người khác trong cộng đồng mạng
Ø Suy nghĩ kĩ về những gì bạn nói và đăng trên mạng
Ø Thể hiện sự tôn trọng người khác trong giao tiếp, ứng xử trên mạng. Tuyệt đối không nói xấu, kéo bè cánh nhằm hạ thấp danh dự của người kia, đề phòng những trường hợp trả thù ra ngoài cuộc sống thật.
Ø Đưa ảnh phù hợp lên mạng. Không đưa những hình ảnh hở hang, mang tính khiêu dâm hoặc mang tính chất bạo lực lên mạng. Kẻ xấu có thể sử dụng những bức hình của bạn cho những mục đích không tốt đẹp
· Chọn bạn một cách khôn ngoan và quản lý danh sách bạn bè. Có nhiều bạn là tốt nhưng nếu có hàng trăm người bạn trên mạng sẽ khiến cho việc kiểm soát thông tin bạn đưa lên mạng khó khăn hơn. Không kết bạn với những người mà bạn không biết. Quan niệm và hành vi không phù hợp của người khác có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bạn.
· Nếu bạn muốn gặp ai đó mà bạn mới quen trên mạng, hãy đi cùng một người lớn đáng tin cậy. Luôn gặp gỡ ở nơi công cộng, vào ban ngày.
3/ Phản ứng đúng cách trước các vấn đề nảy sinh trên mạng xã hội
Trong trường hợp gặp phải các vấn đề trên mạng, điển hình như bắt nạt qua mạng, trẻ em nên:
· Không phản hồi: Nếu ai đó đe dọa bạn, hãy nhớ rằng phản ứng của bạn thường chính xác là những gì kẻ đe dọa mong muốn. Nó mang lại cho họ quyền kiểm soát bạn. Ai muốn trao quyền cho kẻ đe dọa?
· Đừng trả đũa: Trả đũa lại kẻ đe dọa sẽ biến bạn trở thành một người như chúng và củng cố cho hành vi của kẻ đe dọa. Giúp tránh được vòng tròn gây hấn.
· Lưu lại bằng chứng: Tin tức tốt lành duy nhất về nạn đe dọa trực tuyến là các tin nhắn quấy rối thường có thể được chụp lại, lưu trữ và hiển thị với người có thể giúp. Lưu lại bằng chứng ngay cả khi đó là chuyện nhỏ nhặt - phòng trường hợp mọi thứ leo thang.
· Chặn kẻ đe dọa: Nếu việc quấy rối xuất hiện dưới hình thức tin nhắn tức thời, tin nhắn văn bản hoặc nhận xét về tiểu sử, hãy tự chuẩn bị cho mình: Sử dụng tùy chọn hoặc công cụ bảo mật để chặn người đó. Nếu việc quấy rối xảy ra trong khi trò chuyện, hãy rời "phòng" trò chuyện. Điều này có thể không kết thúc được vấn đề nhưng bạn sẽ không phải lo lắng về tình trạng quấy rối mọi lúc và việc không phản ứng lại đôi khi sẽ làm cho kẻ gây hấn chán nản và dừng lại.
· Tìm kiếm trợ giúp: Bạn xứng đáng được hỗ trợ. Tất nhiên bạn biết có một số kiểu trợ giúp khác nhau, từ việc nói chuyện với bạn bè cho đến việc xem liệu có người lớn đáng tin nào có thể giúp hay không. Thông thường, cách hay là có sự tham gia của cha mẹ; tuy nhiên nếu bạn không thể, người tư vấn ở trường đôi khi cũng có thể hữu ích. Nếu bạn thực sự lo lắng về việc nói điều gì đó, hãy xem liệu có cách báo cáo sự việc ẩn danh tại trường hay không. Đôi khi điều này có thể dẫn đến việc đe dọa, nhận trợ giúp cần thiết để thay đổi hành vi của họ.
· Sử dụng công cụ báo cáo: Nếu hiện tượng đe dọa xảy ra qua mạng xã hội, hãy sử dụng công cụ báo cáo hoặc “lạm dụng” của dịch vụ đó. Mạng xã hội cũng có thể có công cụ “báo cáo lạm dụng xã hội”, cho phép bạn chuyển tiếp nội dung gây tổn thương đến một người bạn đáng tin cậy hoặc trực tiếp yêu cầu ai đó gỡ nội dung phản cảm xuống. Nếu việc lạm dụng gây hại cho cơ thể bạn, có thể bạn phải gọi cảnh sát, nhưng hãy nghĩ đến việc cùng bố mẹ thực hiện điều đó.
· Hãy lịch sự: Bạn đang làm rất tốt. Ngay cả khi bạn không thích một người, tốt hơn hết là tỏ ra lịch sự và không đi sâu vào việc của họ. Nghiên cứu cho thấy rằng tán gẫu và "nói xấu" người khác sẽ làm tăng nguy cơ bị đe dọa của bạn.
· Hãy là người hành động chứ không phải người ngoài cuộc: Chuyển tiếp các tin nhắn hàm ý xấu hoặc chỉ đứng nhìn mà không làm gì sẽ trao quyền cho những kẻ đe dọa và thậm chí còn gây tổn thương hơn nữa cho các nạn nhân. Nếu bạn có thể, hãy yêu cầu những kẻ đe dọa dừng lại hoặc cho họ biết rằng đe dọa không phải là việc hay - đó là sự lạm dụng độc ác đối với đồng loại. Nếu bạn không thể ngăn được việc đe dọa, ít nhất là cố giúp nạn nhân và báo cáo hành vi.
Bình luận
thaihanguyen
Hanoi, Viet Nam
Liên kết cố định
Tháng 12 11, 2012 - 3:18sa
Một nội dung thực sự có ích