Tuổi thọ[sửa]
Một con thỏ nhà có thể sống tới 10 năm hoặc hơn nữa. Chúng thích ném đồ chơi lung tung và gặm nhấm trên bìa cứng. Trong một số gia đình, thỏ có thể nảy sinh sự đồng cảm với mèo và chó. Dù bị nhốt trong những cái chuồng nhỏ hẹp nhưng thỏ cũng được huấn luyện để trở thành vật nuôi tự do như chó và mèo. Nếu được nuôi trong môi trường thích hợp và ăn kiêng đúng mức, thỏ sẽ sống lâu hơn.
Nơi ở[sửa]
Việc chọn chuồng cho thỏ cũng rất quan trọng. Cần phải chú ý thông hơi cho chuồng thỏ. Những cái lồng sắt thì thích hợp hơn cho việc thông hơi và giữ vệ sinh chuồng. Tuy nhiên chuồng sắt cũng dễ làm tổn thương đến thú nuôi nếu chân của chúng bị lưới sắt cắt hoặc đạp vào đinh ở các mắt lưới. Do đó, sàn chuồng nên có 1 phần được làm đặt để chân thỏ có thể nghỉ ngơi. Chuồng sắt dễ làm vệ sinh hơn chuồng gỗ. Tuy nhiên, cũng nên đặt giấy hoặc khăn lau trên nền chuồng để tránh việc chân thỏ bị tổn thương bởi dây sắt.
Trừ khi được nuôi để sinh sản, những con thỏ cái nên được cắt bỏ buồng trứng để tránh ung thư. Ngoài ra, cũng có những lợi ích đối với những con thỏ đực thiến. Nếu không, chúng vẫn đánh dấu lãnh thổ của mình bằng nước tiểu.
Thỏ khá hiếu chiến trừ khi chúng bị nhốt lại. Việc cắt bỏ buồng trứng hoặc hoạn có thể giảm bớt tính hiếu chiến của chúng. Không nên nhốt 2 con thỏ ở chung chuồng với nhau trừ khi có ý định phối giống. Một con thỏ bình thường cũng có thể trở nên hung dữ nếu nhốt nó chung chuồng với một con thỏ khác. Điều này là bình thường nhưng cũng không xảy ra phổ biến lắm. Nhiều con thỏ không quan tâm hay chú ý đến việc có một con thỏ khác sống chung.
Giống như mèo, thỏ không thể thiếu móng. Thiếu lớp đệm ở lòng bàn chân nên thỏ cần có móng để giữ thăng bằng; tháo bỏ móng của thỏ sẽ làm cho chúng không thể đứng, bị khuyết tật vĩnh viễn.
Nếu được chăm sóc tốt, thỏ sẽ trở nên thân thiện và vui vẻ. Thỏ được nuôi làm thú cưng trong nhà lẫn ngoài vườn trên toàn thế giới. Sống trong nhà thỏ sẽ được an toàn hơn (nếu không kể đến những dây cáp và dây điện), tránh khỏi những con thú ăn thịt, ký sinh gây bệnh và sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Thỏ nuôi ở ngoài phải có hang được trang bị và sưởi ấm vào mùa đông, che mát vào mùa hè. Những con thỏ nhà thì thích hợp với nhiệt độ trong khoảng 10-21 độ C(50-70 độ F) và không thể chịu đựng lâu được ở 32 độ C (khoảng 90 độ F) nếu không có bóng râm, quạt hay nước lạnh.
Thức ăn[sửa]
Cho thỏ uống nước sạch đầy đủ và cho ăn nhiều cỏ khô hàng ngày. Những loại rau cỏ màu xanh lục đậm và nhiều lá như rau diếp, cải, cây mù tạt, bắp cải xanh, cây cải xoăn, rau mùi tây, cây bồ công anh và cây húng quế... rất tốt cho thỏ. Cà rốt và trái cây thì nên cho ít hơn (khoảng 1 muỗng canh ứng với 1 pound cân nặng của thỏ, đều đặn 2 ngày/lần) vì loại thực phẩm này rất nhiều đường. Những loại rau củ nhiều bột như khoai tây cũng nên tránh. Khi cho thỏ ăn, nên bắt đầu với một loại rau nhất định, sau đó mới tăng thêm nhiều loại khác, cho đến khi thỏ đã quen với 3 loại rau trở lên, việc cho nó ăn nhiều loại hơn nữa sẽ khiến nó thích thú. Khi bắt đầu cho thỏ ăn rau cỏ, nên cho chúng ăn kém với cỏ đuôi mèo hay yến mạch hàng ngày.
Khi lựa chọn những thức ăn bán sẵn, nên chọn những món không có hạt vì hạt chứa nhiều chất béo hơn so với chất béo mà thỏ có thể dễ dàng chuyển hóa, gây ra những vấn đề về sức khỏe như gan nhiễm mỡ. Hạt thường được dùng làm thức ăn cho loài gặm nhấm, vì thỏ không thuộc loài gặm nhắm nên lại thức ăn này cần phải tránh.
Thức ăn dạng viên có thể cho ăn mỗi ngày với lượng khoảng 1 ounce (28,35g) ứng với 1 pound (khoảng 450g) cân nặng của thỏ. Tuy nhiên, thức ăn dạng viên chỉ nên được cung cấp như 1 loại thực phẩm phụ vì thức ăn dạng viên có thể gây cho thỏ bệnh về răng. Việc nhai cỏ hàng ngày sẽ mài mòn răng cửa của thỏ (răng cửa thỏ mọc dài liên tục như bộ gặm nhắm). Thức ăn dạng viên chỉ nên dùng cho thỏ nuôi lấy thịt vì nó giúp tăng trọng đáng kể. Khi thỏ ăn thức ăn viên, nó không cần choăn thêm muối thì thức ăn viên có hàm lượng muối khá cao; nhưng nói chung, hàm lượng muối không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thỏ.
Những con thỏ nhà cần được khám hàng ngày để tránh những bệnh truyền nhiễm và những bệnh phát triển nhanh. Mắt thỏ phải được giữ sạch, tai và mọi bộ phận khác cũng vậy. Răng không được để quá dài nếu không sẽ rất khó ăn. Tuy nhiên, không được tự ý mài hay dũa răng của thỏ, tốt nhất là nên tìm lời khuyên ở bác sĩ thú y. Nếu thật sự được cắt bớt răng cho thỏ thì không nên lo ngại, đó sẽ là một phương pháp tự nhiên vì sau lần đầu tiên mài bớt răng thỏ, người ta sẽ làm việc đó đều đặn hơn. 1 cái răng thỏ có thể dài ra 5 inch(khoảng 2,54 cm)/năm nếu chúng không bị mài mòn để bảo vệ cho sức khỏe của thỏ. Cắt bớt răng thỏ là phương pháp cuối cùng có thể sử dụng. Để đảm bảo độ dài răng thỏ, ta có thể cho chúng nhai cỏ yến mạch hoặc đồ chơi gỗ. Râu thỏ là 1 cơ quan cảm giác không nên cắt bỏ.
Việc ôm hay bắt thỏ phải được các chuyên gia hay những người nuôi thỏ hướng dẫn. Không bao giờ được nhấc thỏ lên bằng cách nắm tai. Khi giữ thỏ, phải chắc chắn rằng 4 chân nó cũng đã được giữ lại để tránh bị đá. Nếu thỏ cố đá quá mạnh sẽ gãy lưng nó. Một lời khuyên hữu ích là nên bắt thỏ bằng cách hớt nhẹ nó, để đầu nó vào khuỷu tay. Nên chú ý rằng việc bịt mắt thỏ cũng làm cho nó yên lòng hơn vì không thấy gì sẽ khiến thỏ an tâm và thấy an toàn.
Ở nước Mỹ, hiệp hội chăn nuôi thỏ (ARBA) là một nguồn cung cấp vật nuôi kiểng và giống thương mại có giá trị. ARBA xác nhận có 47 giống thỏ nhà khác nhau, Trianta và Mini Satin là 2 giống được thừa nhận gần nhất vào năm 2006. Ở Vương quốc Anh, Hội đồng thỏ Anh cũng cung cấp những thông tin có giá trị.
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%8F